Thị trường lao động là gì? Ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?

Cùng ZFA tìm hiểu về thị trường lao động và các chỉ số quan trọng của nó. Và các chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế. Mời bạn đọc cùng ZFA tìm hiểu nhé!

Nội dung

Thị trường lao động là gì? Thị trường lao động được định nghĩa là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người bán sức lao động và người sử dụng sức lao động thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác. Cùng ZFA tìm hiểu xem thị trường lao động gồm các chỉ số chính nào và ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nhé!

I. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP

1. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?

Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate): Là một chỉ số kinh tế quan trọng. Nó đo lường phần trăm người lao động trong một quốc gia hoặc khu vực nhất định mà không có việc làm và đang tìm kiếm việc làm. Chỉ số này thường được tính dựa trên dữ liệu từ các cuộc điều tra lao động hoặc từ báo cáo chính phủ.

Người “thất nghiệp” được định nghĩa là người không có việc làm, nhưng đang cố gắng tìm kiếm việc làm. Do đó, người lao động không có việc làm và không cố gắng tìm việc làm (discouraged workers) sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) = Lao động thất nghiệp / Lực lượng lao động

2. Ý NGHĨA CỦA TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VỚI NỀN KINH TẾ

Tác động lên phúc lợi của người thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp cao: Thì người dân không có thu nhập và phải nhận trợ cấp. Làm tăng gánh nặng chi phí lên chính người dân và nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp: Lại là một tín hiệu tốt so với tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong môi trường lạm phát cao, việc tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể dẫn đến tình trạng lạm phát dai dẳng.

Tín hiệu về việc kinh tế không sử dụng tài nguyên nhân lực hiệu quả: Khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng liên tục tăng cao có thể là dấu hiệu của suy thoái kinh tế.

Thể hiện Cung – Cầu trên thị trường lao động: Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể thể hiện việc thiếu hụt lao động so với nhu cầu của doanh nghiệp và ngược lại.

ty-le-that-nghiep-viet-nam-thang-6-nam-2022

Hình 1: Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam tháng 6 năm 2022

II. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Lực lượng lao động (Labor force): Là tổng số lượng lao động có khả năng làm việc trong một nền kinh tế. Nó thể hiện nguồn cung của thị trường lao động.

Lực lượng lao động (Labor force) = Lao động có việc làm + Lao động thất nghiệp

Các nhóm không tính trong lực lượng lao động: 
– Đối tượng không tích cực tìm việc : Các bà nội trợ, trẻ em, người đã nghỉ hưu,…
– Đối tượng không có/hạn chế khả năng làm việc: Người thương tật, người thương binh, liệt sĩ,..

III. TỶ LỆ THAM GIA LAO ĐỘNG

1. TỶ LỆ THAM GIA LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Tỷ lệ tham gia lao động (Participation rate): Đo lường sự tham gia của dân số lao động vào thị trường lao động. Cho biết mức độ tận dụng tiềm năng lao động của một quốc gia trong độ tuổi lao động.

Tỷ lệ tham gia lao động (Participation rate) = Lực lượng lao động / Số người độ tuổi lao động

cong-thuc-tinh-ty-le-tham-gia-lao-dong

Hình 2: Công thức tính tỷ lệ tham gia lao động

2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ THAM GIA LAO ĐỘNG LÊN THỊ TRƯỜNG

Giúp phân tích tiềm năng thị trường lao động: Độ khả dụng lao động của nguồn cung trên thị trường.

Thường được tin cậy hơn so với tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ này giúp hiểu rõ hơn về thực tế thị trường việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp thường được dùng chung với nhau. Chỉ dựa vào tỷ lệ thất nghiệp có thể gây hiểu lầm về số người không có thu nhập. Một số người nghỉ hưu sử dụng tiền tiết kiệm có thể không hoạt động trong thị trường lao động nhưng vẫn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

IV. MỘT SỐ BÁO CÁO LAO ĐỘNG QUAN TRỌNG CẦN THEO DÕI

1. JOLTS JOB OPENINGS

JOLTS (Job Openings and Labor Turnover Survey) thống kê số lượng việc làm đang mở, tỷ lệ thất nghiệp, và chuyển dịch lực lượng lao động trong nền kinh tế.

Khảo sát JOLTS công bố hàng tháng theo khu vực và ngành, bao gồm các thông tin:
– Số lượng việc làm mới trong mỗi tháng.
– Số lao động mới được thuê mỗi tháng.
– Số lao động bỏ việc mỗi tháng.
– Số lao động bị sa thải mỗi tháng.

Ảnh hưởng của JOLTS lên thị trường
– Số lượng việc làm trong JOLTS tăng: Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao hơn, nhu cầu lao động cao có thể đẩy mức lương cao hơn. Dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.
– Số lượng việc làm trong JOLTS giảm: Doanh nghiệp giảm nhu cầu tuyển dụng, tăng tỷ lệ thất nghiệp và có thể dẫn đến suy thoái…
– Đối với Tỷ giá và Vàng: Số liệu thực tế cao hơn dự báo sẽ khiến USD tăng, giá vàng giảm.

2. ISM NON-MANUFACTURING EMPLOYMENT

ISM Non-Manufacturing Employment (Thống kê việc làm phi sản xuất ISM) đo lường hoạt động tuyển dụng trong lĩnh vực phi sản xuất (ngành dịch vụ, bán lẻ, tài chính, y tế, giáo dục, vận tải,…).

Sự gia tăng việc làm trong ngành dịch vụ thường là dấu hiệu tích cực về nhu cầu và sự thịnh vượng của người dân (vì nhu cầu dịch vụ và giải trí thường đi sau nhu cầu thiết yếu). Các công ty lĩnh vực này tăng cường nhân sự sẽ dẫn đến việc mở rộng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Đối với Tỷ giá và Vàng: Số liệu thực tế cao hơn dự báo sẽ khiến USD tăng, giá vàng giảm.

3. NONFARM PAYROLLS

Non-farm payroll (Bảng lương phi nông nghiệp) đo lường số lượng việc làm được tạo ra trong tất cả các ngành nghề ngoại trừ ngành nông nghiệp, nhưng được tính dựa theo bảng lương. Vì vậy thống kê này hay gặp vấn đề khi người lao động làm nhiều hơn 1 công việc. Bảng lương phi nông nghiệp được thống kê hàng tháng.

Đối với Tỷ giá và Vàng: Số liệu thực tế cao hơn dự báo sẽ khiến USD tăng, giá vàng giảm.

4. INITIAL JOBLESS CLAIMS

Initial Jobless Claims (Báo cáo trợ cấp thất nghiệp lần đầu) đo lường số lượng các cá nhân lần đầu tiên nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp trong tuần qua. Số liệu công bố hàng tuần. Khi số lượng người đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên, điều này thường được hiểu là tình trạng thị trường lao động không tốt và có thể tạo ra lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế.

Đối với Tỷ giá và Vàng: Số liệu thực tế cao hơn dự báo sẽ khiến USD giảm, giá vàng tăng

V. KẾT LUẬN

Hai chỉ số GDP và tỷ lệ thất nghiệp là 2 chỉ số đầu tiên và quan trọng nhất khi phân tích nền kinh tế của một quốc gia. Các chỉ số này phản ánh sức mạnh và tiềm lực phát triển kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và GDP cũng là chỉ số quan trọng để đánh giá suy thoái.

Như vậy ZFA đã giải thích cho các bạn hiểu được các chỉ số quan trọng trong thị trường lao động cũng như ý nghĩa của nó trong nền kinh tế Việt Nam. Nếu bạn thấy bài viết này của ZFA hữu ích, đừng quên chia sẻ tới mọi người xung quanh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký NHẬN BÀI để cùng thảo luận

về những VẤN ĐỀ NÓNG nhất

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH cùng ZFA nhé!

Xem thêm

SMA cắt chậm, dùng cho dài hạn và phản ứng chậm với biến động. EMA nhanh hơn, phù hợp giao
Có ba loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật: biểu đồ đường, biểu đồ thanh, và biểu đồ nến.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán chuyển động giá
Trailing stop là lệnh tự động điều chỉnh mức dừng lỗ theo hướng giá, giúp bảo vệ lợi nhuận và
Stop Loss là lệnh cắt lỗ tự động giúp giới hạn thua lỗ khi giá tài sản đạt mức định
Tác Giả Nổi Bật

Zfa Admin

Tấn Kiệt