Trong tháng 4, thị trường lao động Mỹ đã ghi nhận những thay đổi đáng chú ý, phản ánh qua các số liệu vừa được công bố. Những con số này không chỉ nói lên tình hình hiện tại mà còn ảnh hưởng tới các quyết định chính sách sắp tới. Hãy cùng ZFA phân tích chi tiết hơn về diễn biến thị trường lao động và những tác động kinh tế liên quan trong báo cáo sau đây.
I. BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG: XU HƯỚNG HẠ NHIỆT RÕ RỆT
1.1. TỶ LỆ LAO ĐỘNG MỸ CHỮNG LẠI TRONG THÁNG 4
Thị trường lao động đã cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt, được thể hiện qua số liệu mới nhất về bảng lương phi nông nghiệp (NFP). Tháng 4 chứng kiến sự gia tăng 175.000 việc làm, giảm đáng kể so với con số 315.000 của tháng trước. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2023. Con số này thấp hơn đáng kể so với dự báo trung bình là 240.000. Điều này phản ánh sự suy giảm trong nhu cầu lao động.
Sự tăng trưởng chủ yếu đến từ các công việc toàn thời gian. Trong khi đó, việc làm bán thời gian lại giảm đáng kể. Sự gia tăng việc làm tiếp tục tập trung ở các ngành dịch vụ, với sự gia tăng đáng chú ý trong giáo dục và dịch vụ sức khỏe (95.000) cùng vận tải và kho bãi (22.000).
Hình 1: Mức tăng số lượng việc làm tháng 4/2024
1.2. THẤT NGHIỆP TĂNG NHẸ, THAM GIA LAO ĐỘNG ỔN ĐỊNH
Mức tăng số lượng việc làm tháng 4 giảm mức đáng kể so với con số 315.000 từ tháng 3/2024. Chủ yếu, sự gia tăng việc làm trong tháng này đến từ các vị trí làm việc toàn thời gian. Ngược lại, số lượng việc làm bán thời gian đã giảm một cách rõ rệt.
Hình 2: Báo cáo số lượng việc làm
Số lượng việc làm part-time giảm và số lượng việc làm full-time tháng qua tăng lên.
Hình 3: Số lượng việc làm tăng mạnh ở lĩnh vực sản xuất (Giáo dục và dịch vụ sức khoẻ đóng vai trò chủ yếu)
Kết quả khảo sát hộ gia đình cũng chỉ ra rằng số lượng việc làm chỉ tăng thêm 25.000. Con số này giảm đáng kể so với con số 498.000 trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất kể từ đầu năm 2022 – Lao động khó. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.8% lên 3.9%, – mức cao nhất kể từ tháng 1/2022 – cao hơn dự kiến.
Hình 4: Mức tăng tỷ lệ thất nghiệp
Cả lao động mất việc lâu dài (permanent job) và lao động bị sa thải tạm thời đều chung xu hướng tăng trong tháng 4. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể.
Hình 5: Tỷ lệ mất việc lâu dài đang trong xu hướng tăng
Thị trường thất nghiệp gia tăng nhưng tỷ lệ tham gia lao động vẫn còn ở mức ổn định (Nam 67.9%, nữ 57.7% và tổng 62.7%)
Hình 6: Tỷ lệ tham gia lao động
2. TĂNG TRƯỞNG LƯƠNG CHẬM LẠI KHI NHU CẦU LAO ĐỘNG GIẢM
Thu nhập trung bình theo giờ giảm còn +3.9% Y/Y ( thấp hơn dự kiến 4% và 4.1% trước đó). Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
Hình 7: Mức tăng lương chậm lại
II. THỊ TRƯỜNG PHẢN ỨNG MẠNH MẼ – KỲ VỌNG FED SẼ SỚM CẮT LÃI SUẤT KHI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG SUY YẾU
Khả năng cắt lãi suất vào tháng 9 năm nay tăng lên 53% sau báo cáo việc làm. Số lần cắt giảm dự kiến đã tăng lên 2 lần trong năm nay (so với 1 lần trước đó).
Hình 8: Cắt giảm lãi suất dự kiến tăng lên 2 lần trong năm
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 4.5%.
Hình 9: Lợi suất trái phiếu
Hợp đồng tương lai Dow Jones tăng hơn 500 điểm.
Hình 10: Hợp đồng tương lai tăng vọt
Đặc biệt, giá trị đồng JPY (so với USD) đã tăng đáng kể.
Hình 11: Giá trị tỷ giá USD/JPY tăng mạnh
Có nghi ngờ Fed và BOJ đã trao đổi trước về tình hình lao động tại Mỹ nên BOJ mới không can thiệp mạnh mẽ để cứu đồng Yen trước đó.
III. TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tháng 4 sau báo cáo Nonfarm, báo cáo thu nhập theo giờ, báo cáo lương thị trường lao động hạ nhiệt dần. Tuy nhiên vẫn giữ được mức ổn định trong nền kinh tế khi số lượng việc làm part time giảm và thay bằng việc làm full time.
Mức tăng lương đã giảm sau hàng loạt tin tức cắt giảm nhân sự, tái cấu trúc tập đoàn (mới nhất ở Google và Tesla). Mức tăng lương giảm sẽ là động lực giảm đi sức cầu đẩy lạm phát đi xe.
Thị trường cần hạ nhiệt của nền kinh tế nhưng lại cần nền kinh tế giữ được sự phát triển dài hạn (tức hạ nhiệt nhưng không được gây ra suy thoái diện rộng).