Trong tuần qua, thị trường tài chính đã chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý từ sự bùng nổ của cổ phiếu AI đến những thay đổi mạnh mẽ trong ngành bất động sản và dầu mỏ. Điều này phản ánh tình hình kinh tế hiện tại và dự báo cả những biến động trong tương lai. Cùng ZFA khám phá chi tiết để hiểu rõ hơn về tác động của chúng đối với thị trường.
I. CHỈ SỐ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI CỦA GREEN STREET
Hình 1: Chỉ số Giá Bất động sản Thương mại của Green Street
Hình trên gồm 2 phần: Biến động chỉ số giá và thay đổi giá trị bất động sản thương mại.
Chỉ số Giá Bất động sản Thương mại (Green Street Commercial Property Price Index®):
– Biến động hàng tháng trong 12 tháng (màu xanh nhạt): Cho thấy thay đổi hàng tháng theo phần trăm trong 12 tháng.
– Giá trị chỉ số (đường màu xanh đậm): Biểu thị giá trị của chỉ số BĐS thương mại các năm.
Xu hướng chính:
– Từ 1998 đến 2008: Chỉ số giá trị tăng đều, nhưng có sự sụt giảm lớn vào cuối giai đoạn. Điều này phản ánh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
– Từ 2008 đến 2012: Chỉ số giá trị phục hồi dần.
– Từ 2012 đến 2020: Chỉ số giá trị tăng mạnh trở lại, đạt đỉnh vào năm 2020.
– Từ 2020 đến 2022: Có sự biến động mạnh, với một số điểm sụt giảm đáng kể.
Thay đổi giá trị bất động sản thương mại: Giảm giá trị trong 12 tháng qua. Sự giảm giá trị trong 12 tháng qua (-6.6%) và từ đỉnh gần đây (-20.9%) cho thấy thị trường bất động sản thương mại đang đối mặt với những thách thức. Có thể là do biến động kinh tế hoặc thay đổi trong nhu cầu thị trường.
II. KỲ VỌNG GIÁ CỔ PHIẾU TĂNG CAO
Người dân kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng cao nhất trong 3 năm.
Hình 2: Biểu đồ này kỳ vọng của người tiêu dùng về khả năng giá cổ phiếu Mỹ
Người tiêu dùng kỳ vọng giá cổ phiếu Mỹ sẽ cao hơn trong một năm tới.
– Trục ngang: Thể hiện thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2024
– Trục dọc: Thể hiện xác suất trung bình (tính theo %) rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trong năm tới.
Phân tích chi tiết:
– Đỉnh vào giữa năm 2020: Thể hiện sự kỳ vọng lạc quan của người tiêu dùng về sự phục hồi của thị trường chứng khoán sau đại dịch.
– Giai đoạn 2021 – 2022: Xác suất thấp hơn. Điều này phản ánh lo ngại về sự phục hồi kinh tế và các yếu tố rủi ro khác như lạm phát và chính sách tiền tệ.
– Tăng nhẹ vào năm 2023 – 2024: Cho thấy sự kỳ vọng về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Tâm lý thị trường:
– Lạc quan vào giữa năm 2020: Kỳ vọng tích cực có thể do các biện pháp hỗ trợ tài chính từ chính phủ và Ngân hàng Trung ương.
– Lo ngại vào năm 2021 – 2022: Thị trường lo ngại về những yếu tố bất ổn kinh tế và chính trị, cùng với các biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.
– Lạc quan trở lại vào năm 2023 – 2024: Kỳ vọng rằng các biện pháp kinh tế và phục hồi sẽ mang lại sự ổn định và tăng trưởng cho thị trường chứng khoán.
III. QUỸ PHÒNG HỘ VÀ DẦU
Hình 3: Giá dầu Brent và vị thế đầu tư của các quỹ phòng hộ
Giá dầu biến động: Giá dầu Brent trải qua những biến động mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua. Có những đợt tăng giảm đột ngột do các yếu tố kinh tế, chính trị và các sự kiện toàn cầu. Ví dụ như đại dịch COVID-19.
Vị thế đầu tư thấp kỷ lục: Vị thế đầu tư của các quỹ phòng hộ chạm mức thấp kỷ lục 1.5% vào năm 2024. Con số này thấp hơn cả trong đợt suy giảm mạnh năm 2020. Điều này cho thấy sự lo ngại hoặc thận trọng cao của các quỹ phòng hộ đối với thị trường dầu mỏ hiện tại.
Phân tích vị thế đầu tư: Có sự thận trọng và lo ngại về thị trường dầu mỏ. Nhà đầu tư nên cân nhắc điều này khi đưa ra quyết định đầu tư.
IV. ĐỘ PHÂN TÁN VÀ ĐỘ BIẾN ĐỘNG (DISPERSION VS. VOLATILITY)
Hình 4: Biên độ dao động của SP500 dự đoán và thị trường xảy ra
Biểu đồ này cung cấp một cái nhìn về sự chênh lệch giữa sự phân tán dự đoán của S&P 500 và độ biến động IV qua thời gian. Sự biến động mạnh trong năm 2020 phản ánh tác động của đại dịch, trong khi sự tăng trưởng gần đây cho thấy tâm lý thị trường đang lạc quan trở lại. NĐT nên theo dõi sát sao các chỉ số này và đánh giá yếu tố rủi ro toàn diện.
V. TỶ LỆ DÒNG TIỀN SO VỚI DOANH THU TĂNG CAO SO VỚI NHỮNG NĂM 2000
Hình 5: Dòng tiền tự do
Dòng tiền tự do tăng cao từng những năm 2000 đến nay. Có thể thấy tình hình kinh doanh khả qua hơn.
Ý nghĩa:
– Hiệu quả hoạt động: Sự gia tăng của dòng tiền tự do dưới dạng phần trăm của doanh số bán hàng cho thấy các công ty trong S&P 500 đã cải thiện hiệu quả hoạt động và quản lý chi phí tốt hơn qua thời gian.
– Sức khỏe tài chính: Tỷ lệ dòng tiền tự do cao cho thấy các công ty có đủ tiền mặt để chi trả cổ tức, tái đầu tư, và giảm nợ. Điều này làm tăng sức hấp dẫn của họ đối với nhà đầu tư.
– Đầu tư và tăng trưởng: Các công ty có dòng tiền tự do cao có thể tái đầu tư vào các dự án tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Từ đó tạo ra lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Biểu đồ này cho thấy một xu hướng tăng trưởng ổn định của dòng tiền tự do dưới dạng phần trăm của doanh số bán hàng đối với các công ty trong S&P 500 từ năm 1995 đến 2023. Sự gia tăng này phản ánh sự cải thiện hiệu quả hoạt động và quản lý chi phí của các công ty. Nó làm tăng sức hấp dẫn của họ đối với nhà đầu tư. NĐT nên xem xét dòng tiền tự do để đánh giá sức khỏe tài chính và tiềm năng tăng trưởng của công ty.