Stop Loss là lệnh cắt lỗ tự động giúp giới hạn lỗ khi giá tài sản đạt mức định trước. Có hai loại: Stop Loss mua bảo vệ vị thế bán và Stop Loss bán bảo vệ vị thế mua. Lệnh giúp quản lý rủi ro, bảo vệ vốn nhưng có thể bị đóng nếu giá biến động ngắn hạn. Cùng ZFA tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay!
Stop Loss là gì?
Stop Loss là lệnh cắt lỗ, được dùng để bán tài sản ở một mức giá đã được định trước. Lệnh này giúp hạn chế mức thua lỗ của một vị thế giao dịch mua hoặc bán. Khi giá đạt đến mức cắt lỗ, lệnh Stop Loss sẽ được thực hiện
Hình 1: Stop loss giúp hạn chế mức thua lỗ của bạn
Phân loại lệnh Stop Loss
Hình 2: Có 2 loại Stop Loss là Stop Loss bán và Stop Loss mua”
Stop loss mua là gì?
Stop Loss mua là lệnh dùng để giới hạn thua lỗ cho vị thế bán (Short). Khi bạn bán một cặp tiền tệ và giá tăng ngược lại dự đoán của bạn. Lệnh sẽ tự mua lại cặp tiền tệ đó ở một mức giá nhất định để ngăn thua lỗ thêm.
- Ví dụ
- Bạn bán EUR/USD ở giá Bid là 1.1200. Bạn kỳ vọng giá của cặp tiền sẽ giảm xuống để mua lại giá thấp hơn. Nhưng giá lại tăng, đi ngược lại kỳ vọng
- Bạn đặt Stop Loss mua ở 1.1250.
- Nếu giá tăng lên 1.1250, lệnh sẽ mua lại cặp EUR/USD để đóng vị thế, giới hạn thua lỗ.
Stop Loss bán là gì?
Stop Loss bán là lệnh dùng để giới hạn thua lỗ cho vị thế mua (Long). Khi bạn mua một cặp tiền tệ và giá giảm ngược lại dự đoán của bạn. Lệnh sẽ tự động bán cặp tiền tệ đó ở một mức giá nhất định để ngăn thua lỗ thêm.
- Ví dụ:
- Bạn mua EUR/USD ở giá Ask là 1.1200. Bạn kỳ vọng giá của cặp tiền này sẽ tăng lên để bạn có thể bán ra và kiếm lời. Nhưng giá lại giảm, đi ngược lại với kỳ vọng
- Bạn đặt Stop Loss bán ở 1.1150
- Nếu giá giảm xuống 1.1150, lệnh sẽ bán ra cặp EUR/USD để đóng vị thế, hạn chế việc gồng lỗ
Hình 3: Hành trình giá của lệnh Stop Loss mua
Tại sao nên sử dụng lệnh stop loss?
- Giúp bảo vệ vốn đầu tư
- Quản lý rủi ro hiệu quả
- Loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch
- Tự động hoá giao dịch, tiết kiệm thời gian
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Stop Loss giúp hạn chế thua lỗ, bảo vệ vốn đầu tư của bạn khỏi những biến động lớn. Và không phải đối mặt với cảnh cố chấp “gồng lỗ”
- Bạn không cần phải theo dõi thị trường liên tục. Lệnh Stop Loss sẽ tự động kích hoạt khi đạt đến mức giá đã đặt.
- Giúp nhà đầu tư duy trì kỷ luật, tránh quyết định cảm tính trong điều kiện thị trường biến động.
Nhược điểm
- Trong một số trường hợp, giá có thể biến động ngắn hạn. Và chạm vào mức Stop Loss trước khi quay lại hướng có lợi. Dẫn đến việc giao dịch bị đóng sớm, làm bạn bỏ lỡ khoản lợi nhuận hấp dẫn.
- Để đặt được lệnh Stop loss, nhà đầu tư phải xác định được mức giá mua và bán giới hạn. Mức giá phù hợp này không hề dễ dàng xác định, đòi hỏi bạn phải tính toán rõ ràng.