Russia – Kinh tế phát triển thần kỳ trong 10 năm

Từ 1991 đến 2014 nền kinh tế Nga đã có những biến đổi liên tục. Không thể phủ nhận, hành động của Nga luôn thu hút sự quan tâm từ các quốc gia lớn.

Nội dung

Kinh tế Nga đã có những bước ngoặc vượt trội trong thập kỉ qua. Thất bại trong phương pháp Washington Consensus, đến 2013 kinh tế Nga đã phục hồi mạnh mẽ và phát triển gấp 10 lần. Cụ thể quá trình này như thế nào cùng ZFA tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

I. 1991 – LIÊN XÔ SỤP ĐỔ

lien-xo-nam-1922

Hình 1: Liên Xô năm 1922

Năm 1922, 15 nước Cộng hòa đã gia nhập và thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô). CH Xô Viết Nga khi đó là nước lớn nhất và phát triển nhất về mặt kinh tế của toàn Liên Xô.

Tuy nhiên, đầu những năm 1990, Liên Xô chứng kiến một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Nó bao gồm cả khía cạnh kinh tế và chính trị. Cải cách công nghiệp (perestroika) đã gây ra sự bùng nổ tinh thần ly khai ở các cộng hòa thành viên của Liên Xô. Các quốc gia của Liên Xô đã tuyên bố chủ quyền, trong đó có CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga. Họ tin có thể thực hiện các biện pháp cải cách và phân phối tài nguyên quốc gia hiệu quả hơn so với chính phủ trung ương. Ngày 06/12/1990 đánh dấu nước cộng hoà thứ 6 – CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga – tuyên bố mình là quốc gia có chủ quyền.

II. 1992 – ĐỒNG RÚP RA ĐỜI

1. NGA RA MẮT ĐỒNG TIỀN RÚP

gdp-russia-giai-doan-1991-den-2001

Hình 2: GDP Russia giai đoạn 1991 đến 2001

Năm 1992, Nga ra mắt đồng tiền Rúp mới. Giá trị của nó thấp hơn so với đô la Mỹ vào thời điểm đó. Trong khi đó, quá trình tư nhân hóa của các doanh nghiệp quốc doanh tại Nga đang diễn ra.

Khác với Trung Quốc, nơi mở cửa thị trường và áp dụng chính sách kinh tế thị trường tự do, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn. Tuy nhiên, Nga lại không thể đạt được điều này sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, GDP của họ giảm một nửa.

tang-truong-gdp-cua-nga

Hình 3: Tăng trưởng GDP của Nga

2. THE WASHINGTON CONSENSUS

The Washington Consensus là chương trình cải cách kinh tế gồm 10 chính sách. Chương trình đề xuất áp dụng ở những quốc gia đang trải qua khủng hoảng kinh tế:
– Tuân thủ về chính sách tài khóa: Tránh thâm hụt ngân sách không cần thiết.
– Chuyển đổi chi tiêu/trợ cấp không kiểm soát thành đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng.
– Cải cách hệ thống thuế – Điều chỉnh đường cong thuế: Giảm thuế đối với nhóm thu nhập cao, tăng thuế đối với nhóm thu nhập thấp.
– Thị trường quy định lãi suất, duy trì lãi suất thực tế ở mức tích cực.
– Chế độ tỷ giá cạnh tranh.
– Mở cửa thương mại: Thay thế các hạn chế định lượng bằng thuế quan thống nhất và thấp.
– Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
– Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
– Giảm điều tiết: Kiểm soát đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong thị trường. Ngoại trừ các quy định cần thiết liên quan đến an toàn, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.
– Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu.

Washington Consensus là phương pháp cụ thể được đề xuất để xây dựng lại nền kinh tế từ đầu. Với mục đích nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nga vẫn duy trì một hệ thống tư bản do chính phủ kiểm soát. Việc áp dụng phương pháp này có thể giúp tối ưu hóa mặt tài chính, bán tháo tài sản công để tăng lợi nhuận ngắn hạn. Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và cơ sở hạ tầng, Nga có tiềm năng trong việc áp dụng các biện pháp này để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

3. THẤT BẠI TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP WASHINGTON CONSENSUS

Thông thường, trong quy trình này, người đưa ra giá cao nhất sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, điều này không thiếu những rủi ro. Trong trường hợp này, các công ty phương Tây chắc chắn sẽ đưa ra giá cao nhất. Nhưng, Nga không sẵn lòng để một công ty phương Tây nắm giữ các mỏ dầu của họ. Do đó, hầu hết các tài sản này được bán nội bộ. Người từ các quốc gia cộng sản sụp đổ không có đủ tiền đấu giá cho cơ sở hạ tầng của quốc gia. Từ đó dẫn đến tình trạng tham nhũng ảnh hưởng đến tương lai của Nga trong những thập kỷ tiếp theo.

4. TÌNH TRẠNG THAM NHŨNG

Các quan chức phụ trách bán các tài sản công thường bị “hối lộ” để chuyển nhượng nhà máy, mỏ cho chính họ, người thân hoặc ai đưa ra giá cao nhất. Điều này dẫn đến việc các ngành công nghiệp chủ chốt của quốc gia rơi vào tay các cá nhân tham nhũng. Nếu quá trình tư nhân hóa được thực hiện công bằng hơn Nga đã có thể tạo ra doanh thu phù hợp với tiềm năng của mình. Các cá nhân này (Oligarch) điều hành nền công nghiệp một cách tồi tệ, chiếm dụng tiền của các doanh nghiệp và đầu tư ra nước ngoài. Một số Oligarch: Roman Abramovich, Oleg Deripaska, Alisher Usmanov,…

ty-phu-roman-abramovich

Hình 4: Tỷ phú Roman Abramovich, đạo diễn nhiều thương vụ tài chính Nga

Tình trạng tham nhũng này được “hậu thuẫn” bởi sự “cố chấp” của Nga trong việc cố giữ một tỷ giá hối đoái cao. Chính phủ Nga phải chi ra rất nhiều tiền để duy trì tỷ giá hối đoái này. Việc này chỉ giúp Oligarchs mua BĐS hay CLB bóng đá ở những quốc gia mà họ muốn đầu tư. Chính phủ Nga đã phải đối mặt với việc kiếm tiền và phụ thuộc vào mượn tiền của nước ngoài. 

III. 1998 – KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LẦN ĐẦU TIÊN

1. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẦU TIÊN CỦA NGA

su-mat-gia-cua-rub-so-voi-usd

Hình 5: Sự mất giá của RUB so với USD

Thất bại trong cuộc chiến Chechnya và khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1998 đã góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên của Nga. Chính phủ đã vỡ nợ và tỷ giá hối đoái đã giảm mạnh.

Các ngành công nghiệp không thể thu hút khách hàng trong nước và quốc tế, dẫn đến việc không thể chi trả cho lao động. Đây là nguyên nhân của các cuộc đình công trên khắp nước Nga. Nhà đầu tư nước ngoài rút lui đã làm giảm giá trị của các tài sản, gây ra sự “cạn kiệt” trong dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga.

Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cố gắng can thiệp bằng cách bơm vào 22 tỷ đô la. Hành động này không chỉ là nghĩa vụ của họ mà còn để tránh việc cuộc khủng hoảng này đẩy Nga quay lại chủ nghĩa xã hội thời Xô Viết. Không ngạc nhiên khi có 5 tỷ đô la trong số đó đã rơi vào túi của các quan chức.

imf-to-nga-gian-lan-vien-tro

Hình 6: IMF tố Nga gian lận viện trợ

2. SỰ ĐỔI MỚI CỦA NGA SAU SUY THOÁI MỘT THẬP KỶ

Nhìn vào mặt tích cực, sự suy thoái sau một thập kỷ đã thúc đẩy sự đổi mới của Nga sau đó:
– Việc đồng Rúp giảm giá trị đến 80% mặc dù không phải là tín hiệu tốt cho nền kinh tế nhưng đã làm cho việc trả nợ và lương cho công nhân dễ dàng hơn.
– Nga đã “hưởng lợi” từ việc giá dầu tăng lên vào thời điểm đó. Vladimir Putin được Tổng thống Nga Boris Yeltsin và nhóm thân cận chọn làm người kế vị. Sau đó, Putin đã đem lại những cải cách có lợi cho kinh tế Nga.

ty-gia-dong-ruble-nga-suy-giam-nghiem-trong-trong-cuoc-khung-hoang-1999

Hình 7: Tỷ giá của đồng Ruble Nga suy giảm nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng 1999

Cuu-tong-thong-Nga-Boris-Nikolayevich-Yeltsin-va-tong-thong-duong-nhiem-Vladimir-Putin

Hình 8: Cựu tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin

IV. 1999 – KINH TẾ NGA BẮT ĐẦU KHỞI SẮC

tang-truong-kinh-te-nga-sau-1999

Hình 9: Tăng trưởng kinh tế Nga sau 1999

Ngày 31/12/1999 đánh dấu tính hiệu lực các sắc lệnh của Putin. Đi cùng đó là sự “đổi chác” rằng các cáo buộc tham nhũng của cựu tổng thống Boris Yeltsin và gia đình ông sẽ được bỏ qua. 

Trong một thập kỷ tiếp theo, tuy tình trạng tham nhũng vẫn còn nhưng Nga đã hồi phục rất tốt. Các ngành công nghiệp lớn giờ đây đã có thể cạnh tranh trên đấu trường quốc tế. 

Đáng chú ý hơn cả là thị trường trong nước – “kẻ chiến thắng” thực thụ. Người Nga lần đầu tiên được tiếp cận với hệ thống tài chính giống phương Tây. Người dân có thể vay tiền, tìm việc làm và đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước. 

V. 2008 “THOÁT” KHỎI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

kinh-te-nga-sau-2008

Hình 10: Kinh tế Nga sau 2008

Nga có thể vượt qua khủng hoảng tài chính năm 2008 khá dễ dàng vì các ngân hàng của họ vẫn còn mới mẻ và không quá phức tạp để bị ảnh hưởng bởi các công cụ tài chính mới. Tuy nhiên, nước Nga vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự sụt giảm giá dầu vào thời điểm đó. Năm 2013, kinh tế Nga đã phục hồi mạnh mẽ và phát triển gấp 10 lần so với năm 1990.

VI. 2014 – NGA TẤN CÔNG CRIMEA

Du-tru-ngoai-hoi-cua-nga-lien-tuc-tang-vot

Hình 11: Dự trữ ngoại hối của Nga liên tục tăng vọt

Sau khi Nga chiếm đóng vùng Crimea của Ukraine, Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada và Nhật Bản đã áp đặt lệnh cấm vận lên Nga, bao gồm:
– Cấm cung cấp công nghệ liên quan đến dầu và khí đốt từ Nga.
– Hạn chế đi lại và du lịch giữa các nước cho người Nga có mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Putin (cũng là Oligarchs).
– Ngăn chặn việc cung cấp tín dụng cho các công ty dầu khí và ngân hàng của Nga.

Lệnh cấm vận thứ ba được coi là có ảnh hưởng lớn nhất. Các ngân hàng và công ty dầu khí không thể kiếm tiền, họ cũng không thể vay tiền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hậu quả không nghiêm trọng như vậy. Bởi, các lệnh cấm vận không được thực thi một cách nghiêm túc và quyết liệt.

Trong hàng thập kỷ qua, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã mang lại cho Nga nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ.

Hầu hết các giao dịch xuất khẩu dầu mỏ của Nga được thực hiện bằng đồng đô la. Điều này đã trở thành một lợi thế quan trọng cho Nga trong những thời điểm khó khăn. Đồng Ruble giảm giá trên thị trường quốc tế, nhưng trong nước, việc kinh doanh xuất khẩu đã được thúc đẩy bởi việc giá trị đồng Ruble giảm, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, kinh tế Nga vẫn phải đối mặt với sự co rút và lạm phát gia tăng do việc nhập khẩu hàng hóa bị cấm. Điều này ảnh hưởng lớn đối với người dân Nga, đặc biệt là người có thu nhập trung bình. Đáng tiếc, Nga cũng là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất trên thế giới. Điều này không được chú ý đến đúng mức độ cần thiết từ các nhà lãnh đạo chính sách.

VII. TỔNG KẾT

Dù Liên Xô đã tan rã, Nga vẫn đứng vững như một cường quốc kinh tế. Nga sở hữu tiềm năng vững mạnh về nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu khí. Với sức mạnh này, Nga có tầm ảnh hưởng và quan trọng không thể phủ nhận. Hành động của Nga luôn thu hút sự quan tâm từ các quốc gia lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Nó đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế và định hình diễn biến chính trị, kinh tế toàn cầu.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký NHẬN BÀI để cùng thảo luận

về những VẤN ĐỀ NÓNG nhất

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH cùng ZFA nhé!

Xem thêm

SMA cắt chậm, dùng cho dài hạn và phản ứng chậm với biến động. EMA nhanh hơn, phù hợp giao
Có ba loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật: biểu đồ đường, biểu đồ thanh, và biểu đồ nến.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán chuyển động giá
Trailing stop là lệnh tự động điều chỉnh mức dừng lỗ theo hướng giá, giúp bảo vệ lợi nhuận và
Stop Loss là lệnh cắt lỗ tự động giúp giới hạn thua lỗ khi giá tài sản đạt mức định
Tác Giả Nổi Bật

Zfa Admin

Tấn Kiệt