Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán chuyển động giá tương lai, dựa vào nguyên lý giá phản ánh tất cả thông tin, giá di chuyển theo xu hướng và lịch sử thường lặp lại. Các công cụ phân tích phổ biến gồm biểu đồ giá, mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD.

Nội dung

Phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán chuyển động giá tương lai. Dựa vào nguyên lý giá phản ánh tất cả thông tin, giá di chuyển theo xu hướng và lịch sử thường lặp lại. Các công cụ phân tích phổ biến gồm biểu đồ giá, mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD. Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng phương pháp này vẫn mang tính chất tương đối và chịu ảnh hưởng tâm lý thị trường. Cùng ZFA tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay!

Định nghĩa

  • Phân tích kỹ thuật là việc phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự báo chuyển động giá trong tương lai thông qua biểu đồ giá
  • Nguồn gốc của hân tích kỹ thuật: xuất phát từ lý thuyết Dow Do Charles Dow và các cộng sự phát triển vào những năm 1900. Lý thuyết này chủ yếu tập trung vào sự biến động của giá, ý tưởng quan trọng nhất mà lý thuyết Dow đưa ra là giá cả phản ánh tất cả thông tin hiện có, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, tâm lý thị trường, và các sự kiện tin tức.
Hinh-1-Charles-Dow-cha-de-cua-phan-tich-ky-thuat

Hình 1: Charles Dow – cha đẻ của Phân tích kỹ thuật

Các nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật

  • Giá cả phản ánh tất cả: Bắt nguồn từ lý thuyết Dow, với nhận định rằng mọi thông tin cần thiết (tin tức, sự kiện, cảm xúc thị trường) đều đã được phản ánh trong giá cả.
  • Giá di chuyển theo xu hướng: Nguyên lý này có nghĩa là giá cả luôn dịch chuyển theo một xu hướng cụ thể nào đó, có thể là đi lên (upside), đi xuống (downside) hoặc đi ngang (sideway) và trong thực tế thì chúng ta có thể thấy được những xu hướng đó rất rõ trên đồ thị giá.
  • Lịch sử có xu hướng lặp lại: Các chu kỳ tăng/giảm giá, mô hình giá, điểm đảo chiều, điểm tiếp diễn xu hướng, mức hỗ trợ/ kháng cự,… đều đã xảy ra và lặp lại nhiều lần trong quá khứ. NĐT có thể dựa vào những mô hình lịch sử này để tìm cơ hội giao dịch

Các công cụ phân tích kỹ thuật

Biểu đồ giá (Price Charts):

Cung cấp cái nhìn tổng quát về hành vi giá, giúp nhà đầu tư nhận diện các xu hướng, mô hình giá, và các mức giá quan trọng như hỗ trợ và kháng cự.

  • Biểu đồ đường (Line Chart): Hiển thị giá đóng cửa theo thời gian.
Hinh-2-Bieu-do-duong

Hình 2: Biểu đồ đường

  • Biểu đồ thanh (Bar Chart): Hiển thị giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa.
Hinh-3-Bieu-do-thanh

Hình 3: Biểu đồ thanh

  • Biểu đồ nến (Candlestick Chart): Hiển thị chi tiết giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa với các mẫu hình nến đặc trưng.
Hinh-4-Bieu-do-Nen

Hình 4: Biểu đồ Nến

Mô hình giá (Price Patterns):

  • Khi giá biến động trên thị trường, chúng thường di chuyển theo một số hình thù nhất định, tạo nên các mô hình giá, như mô hình giá Vai – đầu – vai (Head and Shoulder), mô hình lá cờ (Flag Pattern), mô hình chữ nhật (Rectangle), mô hình chiếc cốc và tay cầm (Cup and Handle)…
  • Các chuyển động giá được ví như những con sóng, biểu hiện hành vi giá và tâm lý thị trường, giúp nhà đầu tư xác định xu hướng trong tương lai
Hinh-5-Mo-hinh-coc-va-tay-cam

Hình 5: Mô hình cốc và tay cầm

Chỉ báo kỹ thuật (Indicator)

  • Đây là các công cụ toán học được áp dụng trên giá và/hoặc khối lượng giao dịch để giúp dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
  • Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến bao gồm ường trung bình động (Moving Averages), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), và Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD).
Hinh-6-Duong-trung-binh-dong-Moving-Averages

Hình 6: Đường trung bình động – Moving Averages

Lợi ích và Hạn chế

Lợi ích:

  • Phân tích kỹ thuật cho kết quả nhanh, diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản
  • Giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm giao dịch (vào lệnh, chặn lỗ, chốt lời,…) với tỷ lệ chính xác cao
  • Đa dạng phương pháp giao dịch giúp NĐT thoải mái lựa chọn công cụ phù hợp với phong các và mục tiêu của bản thân

Hạn chế:

  • Các mô hình và chỉ báo chỉ mang tính chất tương đối, cần kết hợp nhiều công cụ lại với nhau để đưa ra dự đoán chính xác hơn
  • Các NĐT bị ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch và vì thế ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của mình
  • Một số chỉ báo kỹ thuật chậm và dễ bị thao túng bởi các nhà đầu tư tay to, đội lái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký NHẬN BÀI để cùng thảo luận

về những VẤN ĐỀ NÓNG nhất

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH cùng ZFA nhé!

Xem thêm

SMA cắt chậm, dùng cho dài hạn và phản ứng chậm với biến động. EMA nhanh hơn, phù hợp giao
Có ba loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật: biểu đồ đường, biểu đồ thanh, và biểu đồ nến.
Trailing stop là lệnh tự động điều chỉnh mức dừng lỗ theo hướng giá, giúp bảo vệ lợi nhuận và
Stop Loss là lệnh cắt lỗ tự động giúp giới hạn thua lỗ khi giá tài sản đạt mức định
Khám phá khái niệm "Spread" trong Forex, bao gồm định nghĩa Bid, Ask và cách tính Spread. Tìm hiểu về
Tác Giả Nổi Bật

Zfa Admin

Tấn Kiệt