Thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua nhiều biến động quan trọng trong tuần vừa rồi. Có nhiều thay đổi đáng chú ý ở các chỉ số như vàng, DXY và BTCUSD. Trong bài viết này, ZFA sẽ tổng hợp những tin tức kinh tế nổi bật nhất, phân tích các báo cáo quan trọng và cung cấp dự báo cho tuần tới.
I. TỔNG HỢP CÁC TIN TỨC TUẦN TRƯỚC VỀ CÁC CHỈ SỐ
1. VÀNG
Hình 1: Vàng hôm báo cáo PCE đã có phiên sập mạnh, tiếp tục trong trạng thái Bearish
2. DXY
Hình 2: DXY trong xu hướng giảm ngay lập tức khi báo cáo sửa đổi GDP Q1 cảnh báo suy thoái kinh tế
3. BTCUSD
Hình 3: BTC Side quay trong vùng giá như kịch bản mà Zeal cung cấp từ tuần trước
II. TỔNG HỢP CÁC BÁO CÁO KINH TẾ QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC
1. BÁO CÁO PCE THEO NĂM KHÔNG NGOÀI DỰ BÁO
Hình 4: Báo cáo PCE
PCE toàn phần: Tăng +0.3% M/M (bằng ước tính).
PCE cốt lõi: Tăng +0.2% M/M (bằng ước tính, < tháng trước +0.3%).
2. BÁO CÁO PCE THEO THÁNG SUY GIẢM
Hình 5: Báo cáo PCE cốt lõi tháng suy giảm so với dự báo
PCE toàn phần: Tăng +0.3% M/M (bằng ước tính).
PCE cốt lõi: Tăng +0.2% M/M (bằng ước tính, < tháng trước +0.3%).
3. SUPERCORE PCE MẢNG VẬN CHUYỂN ĐÃ TĂNG TRỞ LẠI
Hình 6: PCE dịch vụ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng mức tăng PCE
Hình 7: Đóng góp ngành vận tải vào chỉ số SuperCorePCE giảm
Đóng góp ngành vận tải vào chỉ số SuperCorePCE giảm, đây là mức giảm đầu tiên trong năm 2024 sau loạt tin tức căng thẳng ở biển đỏ.
4. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU ĐÃ SUY GIẢM, NỀN KINH TẾ PHÁT TÍN HIỆU SUY THOÁI
Hình 8: Mức tăng trưởng thu nhập và chi tiêu của người dân Hoa Kỳ
- Thu nhập: Tăng +0.3% M/M (bằng ước tính và +0.5% trước đó).
- Chi tiêu: Tăng +0.2% M/M (ước tính +0.3%, trước đó 0.7%).
Người dân đã cân nhắc cắt giảm chi tiêu (so với mức thu nhập). Điều quan quan trọng sau khi trừ đi lạm phát, mức chi tiêu thực của người dân là -0.1%.
5. TỶ LỆ TIẾT KIỆM 3.6% THẤP NHẤT TỪ 6/2022
Hình 9: Động lực chi tiêu của người dân dựa vào thẻ tín dụng
Mức tiết kiệm thấp nhất kể từ 06/2022, mức độ đi vay để chi tiêu của người dân chậm lại cho thấy khả năng tiếp cận nguồn tiền tín dụng đang kém đi. Nhu cầu tiêu dùng có thể suy giảm trong thời gian tới. Hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đang giảm mạnh.
6. NHẬT BẢN TUNG RA GÓI CỨU TRỢ TỶ GIÁ 62 TỶ USD NHƯNG KHÔNG THÀNH CÔNG
Hình 10: Cứu trợ JPY bất thành đến từ Nhật Bản
Nhật Bản xác nhận đã chi kỷ lục 9.8 nghìn tỷ yên (~62.2 tỷ USD) trong tháng qua nhằm giải cứu đồng JPY. Tuy nhiên, cuộc cứu trợ này không hiệu quả và đồng Yen tiếp tục mất giá.
7. KHOẢN LỖ CHƯA GHI NHẬN TRÊN SỔ SÁCH NGÂN HÀNG CỦA HOA KỲ LÊN ĐẾN 517 TỶ USD
Hình 11: Khoản lỗ của các ngân hàng Hoa Kỳ
Đây là các khoản lỗ chưa thực hiện được ghi nhận trên báo cáo, phần lớn đến từ trái phiếu do lãi suất tăng lên làm các trái phiếu ngân hàng nắm giữ trở nên giảm giá trị.
III. LỊCH KINH TẾ
Hình 12: Lịch kinh tế
Trong tuần sau quan trọng nhất là 2 sự kiện:
– ECB quyết định hạ lãi suất vào ngày 06/06, điều này có thể làm Euro yếu đi và đẩy chỉ số DXY lên cao hơn.
– Bản tin phi nông nghiệp được quan tâm hơn trong giai đoạn hiện tại khi tình hình kinh tế quý 1 suy giảm, nếu bản thân phi nông nghiệp xấu có thể báo hiệu kinh tế đi xuống và các chỉ số SP500, DownJones giảm mạnh.
IV. DỰ BÁO
1. BTC
Hình 13: Options của BTC
Có thể thấy mốc 65.000 và 70.000 đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự chính trong giai đoạn hiện tại.
Hình 14: Biên độ dao đọ hiện tại đang ở mức thấp
Hình 15: Future của BTC giai đoạn tháng 6,7 vẫn đang xoay quanh mốc dưới 70.000
Hình 16: Khối lượng giao dịch hợp đồng mở đã giảm đi trong 20% tuần trước
Hiện tại BTC cần nhiều động lực hơn để có thể vượt mốc 70.000 này.
2. DXY
Như tin tức trên: ECB giảm lãi suất, đây là tin giới đầu tư quan tâm nhất ở giai đoạn tuần sau. Nếu ECB theo đúng kế hoạch hạ 0.25% lãi suất. DXY có thể có một pha tăng điểm tốt trong tuần.
3. VÀNG
Hình 17: Option vị thế vàng
Hiện tại vàng đang ở vị thế bị Short (các thanh màu vàng). Ngưỡng kháng cự cứng tiếp theo 2400, 2500. Ngưỡng hỗ trợ cứng ở các mốc 2320, 2300, 2270 (mốc cứng nhất theo khung tháng).
Hình 18: Khung tuần của vàng
Ngưỡng hỗ trợ cứng của vàng 2320 (thanh màu vàng) theo tuần, Kháng cự cứng của vàng hiện tại 2370.
Các nhà đầu tư có thể lựa chọn đánh trong range, tuy nhiên lưu ý vấn đề Mỹ hiện tại là suy thoái chứ không đơn thuần lạm phát. Khi lạm phát xảy ra, vàng sẽ là nơi trú ẩn, nhưng suy thoái xảy ra, mọi thứ còn tồi tệ hơn thế.
V. TỔNG KẾT
Tổng hợp các báo cáo kinh tế quan trọng tuần trước:
– PCE theo năm không ngoài dự báo với PCE toàn phần tăng +0.3% M/M và PCE cốt lõi tăng +0.2% M/M.
– Thu nhập và chi tiêu suy giảm, mức chi tiêu thực của người dân là -0.1%.
– Nhật Bản tung gói cứu trợ tỷ giá 62 tỷ USD nhưng không thành công.
– Khoản lỗ chưa ghi nhận trên sổ sách ngân hàng của Hoa Kỳ lên đến 517 tỷ USD.
Lịch kinh tế tuần sau: Sự kiện quan trọng nhất là quyết định lãi suất ECB vào ngày 06/06 và bản tin phi nông nghiệp Hoa Kỳ ngày 07/06.
Dự báo:
– BTC cần động lực để vượt mốc 70.000.
– DXY có thể tăng nếu ECB giảm lãi suất theo kế hoạch.
– Vàng trong trạng thái Bearish, với kháng cự cứng ở mức 2370, hỗ trợ cứng mốc 2320, 2300, 2275.