Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức tài chính nghiêm trọng. Đồng thời, SoftBank, một tập đoàn lớn, đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém trong 2 quý liên tiếp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản mà còn gây lo ngại trên toàn cầu. Cùng ZFA phân tích chi tiết những nguyên nhân và hậu quả của tình hình hiện tại.
I. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT BẢN GHI NHẬN KHOẢN LỖ KỶ LỤC KHI CAN THIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG
Đầu năm 2024, đồng Yên Nhật liên tục mất giá làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh ở đất nước này, đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn vay USD.
Hình 1: Tin tức về đồng Yên Nhật trong quý 1/2024
BOJ đã mua 20 tỷ USD hợp đồng forward đồng JPY để can thiệp vào thị trường forex nhằm bảo vệ đồng Yen ngày 04/02.
Hình 2: Nội dung giao dịch tổng cộng 20 tỷ USD mua forward của BOJ
Hình 3: Việc can thiệp vào tỷ giá này khiến BOJ ghi nhận khoản lỗ lên đến 8.7 tỷ USD
II. SOFTBANK CÔNG BỐ KẾT QUẢ KINH DOANH YẾU KÉM
SoftBank công bố kết quả kinh doanh yếu kém quý thứ 2 liên tiếp. SoftBank đã công bố lợi nhuận 1.48 tỷ USD, tương đương 231 tỷ Yên Nhật từ tháng 1 đến tháng 3 – quý thứ 2 liên tiếp có kết quả ảm đạm.
Hình 4: Báo cáo kết qura kinh doanh Q1/2024 của Softbank
Q3/2023, JPY mất giá khoảng 3.5% so với USD. Softbank lỗ 648 tỷ JPY do tỷ giá USD/JPY không có lợi cho các khoản nợ tài trợ bằng đồng USD của họ.
Hình 5: Báo cáo của Softbank “FX đã không tạo ra lợi nhuận từ việc vay nợ nước ngoài“
FX đã không tạo ra lợi nhuận từ việc vay nợ nước ngoài. Q4/23, JPY tăng khoảng 3.6% so với USD. Tuy nhiên, Softbank vẫn lỗ 308 tỷ JPY vì FX do việc đồng Yen tăng giá vẫn không thể bù đắp khoản lỗ từ nợ niêm yết bằng USD.
Hình 6: Khoản lỗ 308 tỷ JPY do vấn đề tỷ giá
Hiện ngân hàng này đang tìm cách tránh phá sản. Softbank đã tận dụng mọi thứ mà ngân hàng có thể chấp nhận làm tài sản thế chấp từ bảng cân đối kế toán của mình, bao gồm cả cổ phiếu Softbank.
Hình 7: Hiện Softbank đã đem cả “ngân hàng” đi thế chấp bao gồm cả cổ phiếu
Cá nhân Masayoshi Son đã vay hàng tỷ đô la từ Softbank để đầu tư vào Vision Fund 2 (quỹ hoạt động rất kém) và lấy SB Northstar Limited (hedge fund của Softbank) để làm tài sản thế chấp.
Hình 8: Quỹ đầu tư của Masayoshi Son (Chủ tịch Softbank)
III. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ
Việc Ngân hàng trung ương Nhật can thiệp vào tỷ giá được cho là vì Softbank.
Hình 9: Cơ cấu sở hữu của ngân hàng Trung Ương Nhật Bản chỉ sau Masayoshi Son
BOJ có khả năng liên quan trực tiếp đến gói cứu trợ Softbank cuối tuần qua. Lý do họ là cổ đông lớn thứ 2 sau Masayoshi Son. Cổ đông lớn thứ 3 là JP Morgan.
IV. TỔNG KẾT
Sự can thiệp liên tục của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào tỷ giá và ghi nhận khoản lỗ 8.7 tỷ USD được đồn đoán có liên quan đến SoftBank. Lý do là ngân hàng này liên tục thể hiện hiệu suất kém trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Một phần nguyên nhân là do nguồn vốn vay từ nước ngoài ngày càng trở nên đắt đỏ khi đồng JPY liên tục giảm giá trị.
Hiện tại, SoftBank đã cầm cố hết tài sản để đổi lấy tiền mặt, bao gồm cả cổ phiếu. BOJ được cho là tham gia vào hoạt động trên thị trường ngoại hối vì là cổ đông lớn của SoftBank và đang nỗ lực cứu ngân hàng này.