SMA (Simple Moving Average) có tính cắt và giao nhau chậm hơn. Thường được dùng trong chiến lược dài hạn để xác định xu hướng chung. Nhưng phản ứng chậm với biến động thị trường. Ngược lại, EMA (Exponential Moving Average) phản ứng nhanh hơn với biến động. Tạo ra tín hiệu sớm và thường được sử dụng trong giao dịch ngắn hạn, nhưng dễ tạo tín hiệu giả. Cùng ZFA tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay!
Định nghĩa
- Đường trung bình động (Moving Average – MA) hay thường được gọi tắt là đường MA, là một chỉ báo phân tích kỹ thuật đơn giản nhưng rất hữu ích trong giao dịch Forex.
- Đường MA giúp làm đơn giản các biến động giá theo thời gian bằng biểu đồ đường, giúp bạn dễ dàng nhận diện xu hướng của thị trường hơn.
- Đường MA được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa của các cây nến trong một khoảng thời gian X tuỳ chọn.
Hình 1: Minh hoạ đường trung bình động – Moving Average
Phân loại đường trung bình động
Đường trung bình động giản đơn (SMA): là đường biểu diễn giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định
- Cách tính: được tính bằng cách lấy tổng giá đóng cửa của một số ngày và chia cho số ngày đó
- Ví dụ: Giả sử giá đóng cửa của 5 ngày lần lượt là:
Ngày 17/6: 1,07340
Ngày 18/6: 1,07395
Ngày 19/6: 1,07412
Ngày 20/6: 1,07015
Ngày 21/6: 1,06846
Hình 2: Đường biểu diễn của SMA trong 5 ngày
⇒ SMA = (1,07340 + 1,07395 + 1,07412 + 1,07015 + 1,06846)/5 = 1,07192
- Đặc điểm: SMA làm mịn dữ liệu hơn và phản ứng chậm hơn với sự thay đổi trong xu hướng giá. Nó phù hợp cho nhà giao dịch dài hạn hoặc những người muốn xác định xu hướng chung của thị trường.
Đường trung bình động luỹ thừa (EMA): phản ứng với biến động giá nhanh hơn so với SMA vì công thức tính EMA có dùng hệ số nhân, làm cho giá trị của ngày gần nhất được ưu tiên hơn so với những ngày trước đó.
Cách tính: cần tính SMA, sau đó tính hệ số nhân, và cuối cùng EMA được tính theo công thức:
Hình 3: Công thức tính EMA
Trong đó:
- P là giá đóng cửa của ngày hiện tại
- Hệ số nhân = 2/(n+1); n là số ngày tính EMA
Đặc điểm: EMA nhanh hơn thay đổi và phản ánh những biến động gần đây nhiều hơn. Điều này làm cho nó phù hợp cho những người muốn xác định điểm mua và bán nhanh chóng dựa trên sự thay đổi ngắn hạn của giá.
*Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng bạn yên tâm vì hầu hết các phần mềm giao dịch đều tính toán tự động cho bạn.
So sánh SMA và EMA
Đặc điểm | SMA | EMA |
---|---|---|
Tính chất cắt và giao nhau | SMA có tính cắt và giao nhau chậm hơn và thường không tạo ra tín hiệu sớm. Những điểm cắt này thường xác nhận xu hướng sau khi nó đã diễn ra. | EMA nhanh hơn tạo ra các điểm cắt và giao nhau, do đó tạo ra tín hiệu sớm hơn về sự thay đổi trong xu hướng giá. |
Ứng dụng thường thấy | Thường được sử dụng trong chiến lược giao dịch dài hạn hoặc để xác định xu hướng chung của thị trường. | Thường được sử dụng trong giao dịch ngắn hạn hoặc để xác định điểm mua và bán nhanh chóng. |
Khả năng phản ứng với biến động thị trường | Chậm hơn trong việc đáp ứng biến động của thị trường và có thể tạo ra tín hiệu giả. | Nhanh hơn trong việc đáp ứng biến động của thị trường và có thể tạo ra tín hiệu cắt và giao nhau nhiều hơn, nhưng cũng có thể tạo ra tín hiệu giả. |