Tuần qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều biến động lớn trong thị trường tài chính toàn cầu. Với chỉ số SP500 vượt đỉnh 5300, chỉ số DXY gãy mốc 104.789 và vàng XAUUSD vượt đỉnh 2400, các nhà đầu tư cần nắm bắt kỹ lưỡng thông tin để đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý. Cùng ZFA điểm qua những sự kiện quan trọng và dự báo xu hướng thị trường trong tuần tới.
I. NHẬN ĐỊNH TIN TỨC TUẦN TRƯỚC
1. SP500 VƯỢT ĐỈNH 5300
Hình 1: Chỉ số Sp500 vượt đỉnh
Sau buổi phát biểu của chủ tịch Jerome Powell và báo cáo chỉ số tốt vượt ngoài mong đợi, chỉ số SP500 đã có 1 pha bật tăng mạnh trong tuần.
2. CHỈ SỐ DXY GÃY MỐC 104.789
Hình 2: Chỉ số DXY gãy mốc 104.789
Fed sẽ có thể hạ lãi suất trong tháng 9 (2 lần trong năm), thay vì vào tháng 11 (1 lần trong năm). Tin này đã khiến cho chỉ số DXY gãy mạnh khỏi mức hỗ trợ 104.789. Đồng thời, đây là yếu tố quyết định làm cho sức mạnh đồng USD yếu đi so với các đồng tiền khác trên thế giới.
3. VÀNG XAUUSD VƯỢT ĐỈNH 2400
Hình 3: Vàng vượt đỉnh kháng cự 2400
Tương tự với các tin tức trên, Vàng cũng có một pha bật tăng vượt đỉnh 2400. Các quốc gia và các quỹ lớn (Trung Quốc/HongKong) liên tục mua vào vàng vật chất từ cuối 2023 đến nay.
II. CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC
1. GIAO DỊCH HÀNG HOÁ SÔI ĐỘNG
Hình 4: Thị trường hàng hoá sôi động đạt mức giao cao nhất lịch sử
2. THỊ TRƯỜNG BẠC
Hình 5: Thị trường bạc thiếu hụt nguồn cung từ năm 2021-2024 (Nguồn: Silver Institute)
Mỗi cột đại diện cho cán cân thị trường bạc của một năm.
– Từ 2015 đến 2018, cán cân thị trường gần như bằng không, với những thặng dư và thiếu hụt nhỏ.
– Năm 2019 và 2020, có một chút thặng dư.
– Bắt đầu từ năm 2021, thị trường đã trải qua những thiếu hụt đáng kể, gia tăng theo từng năm.
– Năm 2022 và 2023 cho thấy những thiếu hụt lớn, đặc biệt là năm 2023.
– Năm 2024 được dự báo sẽ có mức thiếu hụt lớn thứ hai trong lịch sử. Có thể thấy xu hướng thiếu hụt tiếp tục.
2.1. CÁC QUAN SÁT CHÍNH
Thị trường bạc trải qua sự ổn định với những biến động nhỏ từ năm 2015 đến 2018. Có một chút thặng dư vào năm 2019 và 2020. Từ năm 2021 trở đi, thị trường đối mặt với các thiếu hụt ngày càng tăng, với tình trạng thiếu hụt lớn dự báo cho năm 2024. Xu hướng thiếu hụt ngày càng tăng cho thấy nhu cầu ngày càng lớn, các hạn chế về cung cấp, hoặc kết hợp cả hai yếu tố này ảnh hưởng đến thị trường bạc.
2.2. Ý NGHĨA
Thiếu hụt liên tục và ngày càng tăng trong thị trường bạc có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác nhau dựa vào bạc, có thể dẫn đến giá cao hơn.
Các nhà đầu tư và các bên liên quan trong thị trường bạc có thể cần xem xét các xu hướng này trong kế hoạch chiến lược và quản lý rủi ro.
3. BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ LỆ VÀNG-BẠC QUA CÁC NĂM
Hình 6: Sự biến động của tỷ lệ vàng-bạc qua các năm (Nguồn: Bloomberg)
Từ năm 2005 đến khoảng năm 2011, tỷ lệ này dao động nhưng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy giá bạc đang tăng so với vàng.
Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 chứng kiến sự gia tăng trong tỷ lệ, nghĩa là giá bạc giảm so với vàng.
Từ năm 2015 đến năm 2020, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần, đạt đỉnh vào năm 2020.
Từ năm 2021 đến 2024, tỷ lệ này có xu hướng giảm, cho thấy giá bạc đang tăng trở lại so với vàng.
Giá bạc đã tăng 25% trong năm nay, đã bắt kịp mức tăng của vàng
Đường trung bình 20 năm: Đường màu vàng nhạt thể hiện mức trung bình của tỷ lệ vàng-bạc trong 20 năm qua. Đường này cung cấp một mức tham chiếu để so sánh sự biến động của tỷ lệ trong từng giai đoạn.
3.1. CÁC QUAN SÁT CHÍNH
Tỷ lệ vàng-bạc đã có sự biến động lớn trong suốt giai đoạn từ 2005 đến 2024. Giai đoạn từ 2011 đến 2015, giá bạc giảm mạnh so với vàng. Giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ này tăng đáng kể, đặc biệt là đỉnh điểm vào năm 2020. Từ năm 2021 trở đi, tỷ lệ này giảm, cho thấy giá bạc đang tăng trở lại so với vàng.
3.2. Ý NGHĨA
Sự thay đổi trong tỷ lệ vàng-bạc phản ánh những biến động trong cung và cầu của cả hai kim loại này.
Tỷ lệ giảm gần đây cho thấy bạc có thể đang trở nên hấp dẫn hơn so với vàng. Có thể là do nhu cầu tăng hoặc nguồn cung hạn chế.
4. VÀNG
Hình 7: Khối lượng giao dịch vàng trên SHFE qua các năm (Nguồn: Bloomberg và FT)
Từ năm 2015 đến 2020, khối lượng giao dịch tăng dần với những đỉnh điểm vào các thời kỳ khác nhau.
Giai đoạn từ 2020 đến 2023 cho thấy sự dao động lớn trong khối lượng giao dịch, với nhiều đỉnh điểm và sự biến động mạnh.
Đặc biệt, từ cuối năm 2023 đến 2024, khối lượng giao dịch tăng đột biến lên mức cao nhất, vượt qua 200.000 triệu.
4.1. CÁC QUAN SÁT CHÍNH
Từ năm 2015 đến 2020, hoạt động giao dịch vàng tăng dần, với một số đỉnh điểm trong từng giai đoạn.
Giai đoạn 2020-2023 có sự biến động mạnh trong khối lượng giao dịch, có thể liên quan đến các sự kiện kinh tế và tài chính toàn cầu.
Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, hoạt động giao dịch vàng bùng nổ, đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian quan sát.
4.2. Ý NGHĨA
Sự bùng nổ trong hoạt động giao dịch vàng ở Trung Quốc có thể phản ánh sự tăng cường đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn trong bối cảnh kinh tế bất ổn hoặc các biến động thị trường khác. Việc tăng đột biến trong khối lượng giao dịch có thể ảnh hưởng đến giá vàng toàn cầu và tạo ra những biến động lớn trong thị trường vàng. Lượng vàng giao dịch tại Trung Quốc tăng gấp 400% so với thời điểm bình thường.
5. ĐỒNG
Hình 8: Các quốc gia sản xuất đồng chính trên thế giới
Hình 9: Giá đồng thế giới liên tục tăng do nhu cầu về sản xuất chip bán dẫn tăng lên
III. CÁC TIN TỨC QUAN TRỌNG TRONG TUẦN NÀY
1. BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH JEROME POWELL VÀ CUỘC HỌP FOMC
Chủ tịch Jerome Powell phát biểu 2:30h sáng thứ 2 ngày 20-05-2024, FOMC 1:00h ngày 23-05-2024. Đây là 2 sự kiện chính trong tuần được các nhà đầu tư quan tâm. Qua 2 sự kiện trên có thể quan sát góc nhìn, ý kiến của các nhà điều hành chính sách trong NHTW. Chúng tôi cho rằng: ”Cuộc họp lần này với số liệu CPI tốt – đi đúng hướng mà Fed mong muốn, cuộc họp kỳ vọng ông J.Powell phát biểu/phát tín hiệu sẽ giảm lãi suất vào tháng 9, tổng cộng 2 lần trong năm”.
Thị trường sẽ biến động thấp cho đến khi biên bản cuộc họp FOMC, ZFA cho rằng tuần sau là một tuần cơ hội khi thị trường không có điều bất ngờ (trừ FOMC).
2. CÁC CHỈ SỐ BÁO CÁO KHÁC
PMI, New Home Sales, Durable goods Order: Là các chỉ số quan trọng để quan sát sự phát triển kinh tế. Bao gồm: sản xuất và thương mại. Chúng tôi kỳ vọng con số này sẽ ở mức như dự báo. Nếu chỉ số này tăng cao vượt trội có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Nếu thấp quá có thể gây ra suy thoái kinh tế.
IV. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁC TIN TUẦN NÀY
1. VÀNG
Hình 10: Chỉ số option tuần tới của vàng
Kháng cự lớn của vàng tiếp theo ở mốc 2430 và hỗ trợ cứng 2390-2395.
Hình 11: Chỉ số option trong khung tháng
Trong tháng tới: Ngưỡng hỗ trợ cứng 2375-2400. Trong khi đó, ngưỡng kháng cự cứng ở các mốc 2425-2450-2500.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn chiến lược trade trong khung trong tuần tới. Tuy nhiên NĐT cũng cần chú ý về các lúc sự kiện quan trọng diễn ra vì giai đoạn này rất khó tính toán hướng đi của vàng.
2. CHỈ SỐ DXY
Chúng tôi cho rằng chỉ số DXY sẽ tiếp tục đi xuống nếu FOMC và bài phát biểu J.Powell quyết định hạ suất sớm nếu các chỉ báo lạm phát phát đi đúng chiều mà Fed mong muốn.
V. TỔNG KẾT
Tuần qua SP500 tăng mạnh nhờ tin tức tốt, DXY giảm do dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất sớm, vàng-bạc-đồng vượt đỉnh nhờ mua vào từ các quốc gia và quỹ lớn. Đối với dầu, năm nay bầu cử Hoa Kỳ cho nên khả năng giá dầu sẽ ở mức hiện tại chứ không thể lên cao hơn ảnh hưởng các câu chuyện chính trị.
Dù là mùa cao điểm (mùa hạ) nhưng nhu cầu mua sắm năm nay không cao như kỳ vọng thông qua các báo cáo saving/lãi suất tín dụng/nợ quá hạn tiêu dùng/…. Do đó, kỳ vọng về bán lẻ và dầu vẫn sẽ không đột biến.
Hiện tại các quỹ lớn và các quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Trung Quốc) vẫn tiếp tục long vàng, bạc, đồng trong công cuộc dedolarization.
Các sự kiện quan trọng tuần tới bao gồm phát biểu của J.Powell và cuộc họp FOMC là 2 sự kiện chính, thị trường sẽ khá nhẹ nhàng đến khi có biên bản cuộc họp FOMC. Cùng với các chỉ số kinh tế quan trọng như PMI, New Home Sales, Durable goods Order. Nhà đầu tư nên chú ý đến diễn biến thị trường vàng và DXY trong tuần này dựa trên các tin tức và sự kiện sắp tới.