Phân tích kỹ thuật (Phần 2)

Phân tích kỹ thuật là một trường phái trên thị trường tài chính. Vậy, khi nào thì sử dụng phân tích cơ bản và khi nào thì sử dụng phân tích kỹ thuật?

Nội dung

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về Phân tích cơ bản. Ở phần này, ZFA sẽ trình bày tiếp về Phân tích kĩ thuật và các trường phái của phân tích kỹ thuật.

I. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích kỹ thuật dựa vào biểu đồ kỹ thuật (time series) của cổ phiếu/chứng khoán phái sinh (derivatives) để dự báo xu hướng giá tương lai mà không quan tâm đến giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu.

Phân tích kỹ thuật dựa trên nền tảng Lý thuyết Dow, cho rằng:
– Giá cổ phiếu đã phản ánh mọi tin tức trên thị trường – bao gồm cả tâm lý thị trường trước các tin tức đó (market sentiment). Ví dụ: CEO bán tháo cổ phiếu, công ty làm ăn thua lỗ,…
– Dự đoán giá cổ phiếu dựa trên giá và khối lượng giao dịch.

II. KHI NÀO DÙNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT? KHI NÀO DÙNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN?

Phân tích kỹ thuật và Phân tích cơ bản có mục đích sử dụng và phương pháp khác nhau:

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) dành cho những active trader (nhà giao dịch toàn thời gian). Họ thường xuyên theo dõi biến động của tâm lý thị trường (market sentiment) và đánh cược vào sự biến động thường xuyên đó.
– Day trader là những nhà giao dịch hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý thị trường. Họ thường thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày và kiếm lời từ sự chênh lệch giá do biến động trong thị trường trong cùng một ngày. Thông thường, day trader sử dụng phân tích kỹ thuật để dự đoán tâm lý thị trường.
– Swing trader tập trung vào việc đánh giá xu hướng tăng giảm của cổ phiếu trong một khoảng thời gian dài hơn, thường là vài ngày hoặc vài tuần. Do đó họ thực hiện ít giao dịch hơn. Swing trader có thể sử dụng cả phân tích cơ bản và kỹ thuật để đưa ra quyết định giao dịch.

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư không toàn thời gian (thường là position trader). 

Xu thế phổ biến hiện nay là kết hợp cả Technical Analysis lẫn Fundamental Analysis trong đầu tư tài chính.

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS)

Trong phân tích kỹ thuật, việc xác định xu hướng giá (trendline) là một yếu tố quan trọng.

1. MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT HOÀN CHỈNH

mo-hinh-song-elliott

Hình 1: Mô hình sóng Elliott

Mô hình sóng Elliott hoàn chỉnh bao gồm:
– 5 sóng đẩy đầu tiên (motive phase): Đáy của mỗi sóng sau cao hơn so với đáy của sóng trước. Đỉnh của mỗi sóng sau cao hơn so với đỉnh của sóng trước đó.
+ Các sóng 1, 3, và 5: Đại diện cho giai đoạn tăng giá.
+ Các sóng 2 và 4: Đại diện cho giai đoạn điều chỉnh hoặc giảm giá.
– 3 sóng điều chỉnh cuối cùng (corrective phase): Đỉnh của mỗi sóng sau thấp hơn so với đỉnh của sóng trước. Đáy của mỗi sóng sau thấp hơn so với đáy của sóng trước đó. Các sóng A và C: thường điều chỉnh hoặc giảm giá.

2. QUY TẮC SÓNG ELLIOTT

quy-tac-song-elliott

Hình 2: Quy tắc sóng Elliott

Như hình trên, giai đoạn sóng theo trend sẽ có màu xanh (không phân biệt Bull hay Bear Market)

Sóng 3 không được ngắn nhất trong các sóng 1, 3, 5.

Sóng 2 không được điều chỉnh quá sâu khỏi sóng 1.

Sóng 4 không bao giờ đi vào vùng giá của sóng 1.

Như vậy, khi nhận diện đúng những mô hình lặp lại theo giá, nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng giá tiếp theo.

3. VÙNG HỖ TRỢ VÀ VÙNG KHÁNG CỰ

cac-vung-ho-tro-va-khang-cu-trong-phan-tich-gia

Hình 3: Các vùng hỗ trợ và kháng cự trong phân tích giá

Các “Vùng hỗ trợ” (Support) và “Vùng kháng cự” (Resistance) là các mức giá quan trọng trong biến động của cổ phiếu, đã được xác định từ quá khứ. Khi giá tiếp cận các mức này, thị trường thường phản ứng mạnh, có thể chậm lại hoặc đảo chiều.
– Vùng hỗ trợ: Đây là nơi mà có sự tích lũy của nhiều người mua. Khi giá cổ phiếu tiến gần đến vùng hỗ trợ, áp lực mua tăng mạnh có thể làm đảo chiều xu hướng giảm và chuyển sang tăng. Các nhà đầu tư thường sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự để định hình chiến lược giao dịch của họ và đưa ra quyết định thông minh trong thị trường chứng khoán.
– Vùng kháng cự: Đây là khu vực mà nhiều người bán có thể tồn tại. Khi giá cổ phiếu đạt đến mức kháng cự, thường xảy ra áp lực bán mạnh mẽ, dẫn đến đảo chiều và bắt đầu một xu hướng giảm.

Xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định giao dịch. Điều này giúp nhà đầu tư kỹ thuật có thể chốt lời và cắt lỗ một cách hiệu quả. Đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

IV. TỔNG KẾT

Phân tích kỹ thuật là một trường phái trên thị trường tài chính. Xu hướng hiện nay là sự kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật:
– Sử dụng phân tích cơ bản để xác định xem một công ty có tiềm năng tăng trưởng và có đang được định giá hợp lý hay không.
– Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào và ra khỏi thị trường dựa trên xu hướng giá cổ phiếu và tâm lý thị trường.
– Kết hợp thông tin từ cả 2 để đưa ra quyết định đầu tư có căn cứ và toàn diện hơn.

Khi kết hợp cả hai phương pháp này, có thể tăng cơ hội thành công trong đầu tư tài chính bằng cách sử dụng một phạm vi rộng lớn các công cụ và thông tin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký NHẬN BÀI để cùng thảo luận

về những VẤN ĐỀ NÓNG nhất

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH cùng ZFA nhé!

Xem thêm

SMA cắt chậm, dùng cho dài hạn và phản ứng chậm với biến động. EMA nhanh hơn, phù hợp giao
Có ba loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật: biểu đồ đường, biểu đồ thanh, và biểu đồ nến.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán chuyển động giá
Trailing stop là lệnh tự động điều chỉnh mức dừng lỗ theo hướng giá, giúp bảo vệ lợi nhuận và
Stop Loss là lệnh cắt lỗ tự động giúp giới hạn thua lỗ khi giá tài sản đạt mức định
Tác Giả Nổi Bật

Zfa Admin

Tấn Kiệt