Có ba loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật: biểu đồ đường, biểu đồ thanh, và biểu đồ nến. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng trong việc cung cấp thông tin. Về giá mở cửa, giá đóng cửa, và các mức giá quan trọng khác. Ngoài ra, bài viết đề cập đến mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch. Giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hành vi thị trường và xu hướng giá. Cùng ZFA tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay!
Biểu đồ đường
Biểu đồ đường biểu diễn giá đóng cửa của tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Bằng các điểm dữ liệu được nối với nhau thành một đường thẳng.
Hình 1: Minh hoạ biểu đồ đường
- Ưu điểm: Đơn giản và dễ hiểu, giúp nhận biết xu hướng tổng thể của giá.
- Nhược điểm: Không cung cấp thông tin chi tiết về giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.
Biểu đồ thanh
Biểu đồ thanh hiển thị giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của tài sản trong một phiên giao dịch. Mỗi thanh đại diện cho một khoảng thời gian cụ thể.
Hình 2: Cấu tạo của 1 thanh
Điểm trên cùng của mỗi đường thẳng biểu thị giá cao nhất mà cổ phiếu được giao dịch trong ngày. Trong khi điểm dưới cùng biểu thị giá thấp nhất mà cổ phiếu giao dịch trong ngày. Đường ngang bên trái biểu thị giá mà cổ phiếu mở cửa vào ngày giao dịch. Biểu tượng ở bên phải biểu thị giá mà nó đóng cửa trong ngày giao dịch.
Hình 3: Minh hoạ biểu đồ thanh
- Ưu điểm: Cung cấp đầy đủ thông tin về biến động giá trong phiên giao dịch.
- Nhược điểm: Có thể phức tạp hơn biểu đồ đường đối với người mới bắt đầu.
Biểu đồ nến – phổ biến nhất
Biểu đồ nến (hay biểu đồ nến Nhật) là một biến thể của biểu đồ thanh. Có cùng lượng thông tin như biểu đồ thanh nhưng ở định dạng đẹp mắt hơn và dễ đọc hơn.
Biểu đồ nến hiển thị giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của tài sản trong một phiên giao dịch. Mỗi nến bao gồm phần thân (body) và phần râu (wick/shadow). Phần thân biểu thị khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa, phần râu biểu thị giá cao nhất và giá thấp nhất.
Hình 4: Cấu tạo của nến tăng và nến giảm
Để phân biệt nến tăng và nến giảm phải nhờ vào thiết lập màu sắc của thân nến, thường thì nến tăng có màu sáng hơn nến giảm.
- Ưu điểm: Dễ nhận biết mô hình giá và xu hướng, cung cấp thông tin chi tiết và trực quan.
- Nhược điểm: Cần hiểu biết về các mẫu hình nến để phân tích chính xác.
Mối tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch thể hiện số lượng tài sản (cổ phiếu, hợp đồng, hoặc các sản phẩm tài chính khác) được mua bán trong một khoảng thời gian nhất định. Khi phân tích mối quan hệ giữa giá và khối lượng có thể rút ra được nhiều tín hiệu về xu hướng thị trường và hành vi của các nhà đầu tư.
Hình 6: Mối tương quan giữa giá và khối lượng